Giới thiệu
LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ XÃ HỒNG THÁI
Trường THCS Hồng Thái - Phú Xuyên ngày nay, tiền thân là trường cấp II Hồng Thái trước đây. trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển trường THCS Hồng Thái đã khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển giáo dục của xã nhà; đồng thời đã đóng góp công sức không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Lịch sử nhà trường gắn với lịch sử phát triển của xã Hồng Thái, sự phát triển giáo dục của huyện Phú Xuyên.
Lịch sử nhà trường có thể được chia làm các giai đoạn xây dựng và phát triển sau đây:
I / GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 1965
II / GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
III/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1992
IV/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2014
I / GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 1965
- Những năm của cuối thập kỷ 50 và những năm 1960,1961 học sinh Hồng Thái sau khi học xong bậc cấp I tại xã phải đến xã Hiệp Hoà ( nay lá xã Tri Thuỷ) và xã Nam Phong tiếp tục học cấp II.
- Tháng 8 - 1962 trường cấp II Hồng Thái được thành lập với 2 lớp 5, có gần 100 học sinh bao gồm học sinh Hồng Thái và một phần học sinh xã Chí Minh ( nay là xã Khai Thái).
- Đến năm 1965 số lớp tăng lên 7 lớp, từ lớp 5 đến lớp 7, lúc thành lập chỉ có 3 giáo viên do thầy giáo Tạ Xuân Trường quê xã Văn Nhân là Hiệu Trưởng ; Sau đó những năm 1964 - 1965 số giáo viên của nhà trường tăng lên trên 10 giáo viên, Hiệu trưởng là thầy giáo Vũ Xuân Ban quê xã Phượng Dực.
- Ngành giáo dục phát động phong trào thi đua " Học tập và làm theo Bắc Lý" , xây dựng hợp tác xã Măng non, cắt cỏ khao trâu, Tết trồng cây....
- Nhà trường có 4 phòng học, được cải tạo lại từ khu nhà địa chủ (Thường gọi là nhà Nông dân), đặt tại trung tâm thôn Duyên Trang, diện tích gần 1000m2. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục bậc Trung học của xã Hồng Thái.
II / GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975
- Từ năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc ác liệt hơn,, giáo dục xã Hồng Thái bước vào giai đoạn - Giáo dục thời chiến. Nhà trường vừa phải đảm bảo chương trình, kế hoạch giảng dạy, vừa đảm bảo an toàn cho thầy và trò, đồng thời bằng nhiều việc làm để tham gia chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; Có nhiều Thầy giáo và học sinh tình nguyện lên đường ra chiến trường đánh Mỹ và hy sinh anh dũng, điển hình như thày giáo Nguyễn Văn Vịnh, giáo viên dạy toán - quê xã Nam triều, học sinh Phan Trọng Quý thôn Duyên Yết. Để đảm bảo an toàn cho thầy và trò các lớp phải học sơ tán vào các đình chùa, như Đình Trung, Đình Hạ, chùa Thượng thôn Duyên Trang. Phụ huynh đóng góp tre, rơm cùng nhà trường đào hầm hào, làm trần phòng học, bện mũ rơm phòng tránh bom đạn. Vượt lên khó khăn, gian khổ và thiếu thốn, phong trào giáo dục của nhà trường vẫn từng bước phát triển và ổn định về chất lượng và số lượng. Số học sinh gần 300 với 8 lớp. Đội ngũ giáo viên được tăng cường.
- Nhiều thầy cô từ Thành phố sơ tán về giảng dạy, có trình độ học vấn, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đó là thầy giáo Phạm Văn Cơ dạy toán, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Tâm dạy môn Sinh học. Thầy giáo Nguyễn Hữu Hùng là giáo viên dạy giỏi môn Văn, Thày có nhiều thàng tích bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn cấp huyện. Các thầy cô ở xa đến công tác được nhân dân Duyên Trang đùm bọc, giúp đỡ và đón về ở cùng gia đình, như gia đình cụ Vũ Thị Chánh, cụ Phạm Thị Là, ông Tạ Văn Nguyên, ông Nguyễn Văn Chương, cụ Hoàng Thị Kế vv... Nhà trường cũng được đón nhiều học sinh từ thành phố sơ tán về học tập.
- Thời kỳ đó tất cả học sinh đều thuộc câu khẩu hiệu " Đi học là đánh Mỹ, học giỏi là dũng sĩ".
- Thầy giáo Trần Mai quê Lý Nhân - Hà
- Từ năm 1968 đế quốc Mỹ hạn chế đánh phá miền Bắc, cũng là năm Bác Hồ ra lời kêu gọi " Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt". Thầy và trò được trở về giảng dạy và học tập ở trung tâm nhà trường. Số lớp và số học sinh giai đoạn này tăng dần, đội ngũ giáo viên cơ bản được ổn định, chất lượng giáo dục đạt cao; tỷ lệ học sinh theo học cấp 3 nhiều. Điển hình học sinh học giỏi toàn diện xuất sắc nhất là Phạm Mạnh Nhật ở Duyên Trang, sau này là Sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân Việt Nam và Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Duyên Yết.
- Mặc dù được Đảng bộ và nhân dân xã Hồng Thái quan tâm về cơ sở vật chất; có 5 phòng học cấp 4. nhà trường vẫn gặp nhiều khó khăn, khuôn viên chật hẹp, trường lại đặt ở giữa khu dân cư, mọi hoạt động giáo dục bị hạn chế.
- Thầy giáo Nguyễn Quang Chủng quê Huyện Thanh Trì giữ chức vụ hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Chỉnh làm phó hiệu trưởng nhà trường.
- Tháng 5 năm 1975 Đất nước thống nhất, một giai đoạn mới cho sự phát triển của nhà trường. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã Hồng Thái, kế hoạch chuyển vị trí trường cấp II đã được thực hiện; nhân dân, phụ huynh, thầy trò nhà trường và các đoàn thể đã đóng góp hàng ngàn ngày công, đào đắp hàng ngàn mét khối đát, biến khu đầm lầy, lau lác ( Điểm trường hiện nay,có bức ảnh chụp toàn cảnh ) thành một khuôn viên trường rộng gần 2000 m2
III/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1992
- Giai đoạn này có nhiều sự kiện quan trọng: Đó là: Đất nước bước vào thời kỳ hoà bình ; Năm 1976 trường cấp I và trường cấp II sáp nhập thành Trường cấp I-II Hồng Thái, sau đó đổi thành trường Phổ thông cơ sở. Cùng thời gian này, thầy và trò nhà trường chuyển lên giảng dạy và học tập tại cơ sở trường mới với 6 phòng học đạt tiêu chuẩn lúc bấy giờ. Thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Quang Chủng là người có công lao to lớn tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Hồng Thái trong việc quy hoạch và di rời nhà trường đến khu trường mới.
- Năm 1975 thầy giáo Nguyễn Văn Chiêu, quê Duyên Yết - Từ Ty giáo dục Hà Sơn Bình về làm hiệu trưởng. các phó hiệu trưởng là các thầy các cô: Trần Công Trúc, Nguyễn Văn Chỉnh, ( cấp II), Bùi Xuân Thái và Trương Thị Ngọc Diệp(cấp I). Chi bộ có 12 đảng viên, bí thư chi bộ là thầy Bùi Xuân Thái. Thư ký công đoàn là thầy giáo Trần Công Trúc .
- Số lớp của cấp II tăng lên 12 lớp với gần 500 học sinh, học sinh học 2 ca. Với kết quả đạt được về chất lượng và phong trào giáo dục, trường cấp II Hồng Thái đã được dứng vào tốp đầu của huyên Phú Xuyên.
- Để tăng cường cho giáo dục Miền Nam, trước và sau giải phóng, một số thầy được cử đi làm công tác giáo dục tại các tỉnh phía Nam, như các thầy: Nguyễn Văn Xưởng, Nguyễn Chí Thanh, Phan Công Lạc, Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Thành Long và thầy Đinh Mạnh Phúc.
- Những năm 1980 - 1995: Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển và đi lên mạnh mẽ của nhà trường. Được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân, với sự tham mưu tích cực có hiệu quả của lãnh đạo nhà trường; cơ sở vật chất từng bước được tăng cường, năm 1983 một khu hiệu bộ kiên cố - đầu tiên ở huyện Phú Xuyên đã được xây dựng gồm 4 phòng học, một số phòng chức năng và phòng làm việc của BGH. Tỷ lệ số học sinh huy động ra lớp cao. Đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá.
- Hiệu trưởng nhà trường là thầy giáo Nguyễn Chí Thanh quê xã Thuỵ Phú; các phó hiệu trưởng là các thầy,các cô: Trần Công Trúc, Nguyễn Văn Chỉnh,Trương Thanh Phương ( Kiêm tổng phụ trách)- cấp II. Bùi Xuân Thái và Trương Thị Ngọc Diệp (cấp I). Thư ký công đoàn là thầy Nguyễn Hữu Hùng; sau đó là thầy Nguyễn Văn Hồ (Sau này là hiệu phó trường Tiểu học Hồng Thái) .
- Số lớp có năm tăng lên 15 lớp, trên 600 học sinh. Số giáo viên tốt nghiệp tại trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây được điều động về để từng bước chuẩn hoá đội ngữ giáo viên. Phong trào giáo dục của nhà trường là lá cờ đầu của huyện Phú Xuyên, có nhiều thầy cô dạy giỏi, quản lý giỏi, điển hình là thầy giáo Trần Công Trúc. Phong trào Đoàn Đội được Tỉnh đoàn Hà Tây tặng bàng khen.
- Nhà trường được công nhận danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghia.
- Tháng 8 năm 1985, Thầy giáo Phan Văn Soàn phó hiệu trưởng trường Dân chính Huyện Phú Xuyên được điều về làm Hiệu trưởng, kiêm Bí thư chi bộ thay thầy giáo Nguyễn Chí Thanh chuyển về xã Thuỵ Phú. phó hiệu trưởng nhà trường là thầy giáo Trần Công Trúc, thầy giáo Nguyễn Văn Chỉnh.
- Năm 1986 đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới; cũng là giai đoạn tình hình chính trị, kinh tế và xã hội hết sức khó khăn : Giáo dục và đào tạo cả nước cũng trong hoàn cảnh đó: Cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, nhiều giáo viên bỏ nghề, tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Đối với giáo dục xã Hồng Thái nói chung và giáo dục cấp II nói riêng cũng phải trải qua thời khắc đó; song, phong trào giáo dục của nhà trường vẫn được giữ vững và đi lên.
IV/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2015
- Năm 1992, sau 16 năm sáp nhập, cấp II được tách ra thành Trường cấp II Hồng Thái, sau đó đổi tên là Trường THCS Hồng Thái, chi bộ và các tổ chức đoàn thể cũng được tách riêng, chi bộ có thời điểm đến 18 đảng viên.
- Thời kỳ này, BGH có sự thay đổi, đến năm 1995 BGH nhà trường chỉ có 2 thành viên, Hiệu trưởng là Thày giáo Phan Văn Soàn, phó hiệu trưởng là Thầy giáo Đồng Văn Thao. Thư ký công đoàn là thầy giáo Đồng Văn Thao, cô giáo Vũ Thị Vững, sau đó là cô giáo Đồng Thị Thành.
- Năm 1997 trường được công nhận đạt chuẩn Phổ cập THCS và bước vào giai đoạn phấn đấu đạt chuẩn phổ cập THPT.
- Kinh tế đất nước được phục hồi và đi lên, tác động tích cực đến giáo dục. Số lớp và số học sinh của nhà trường tăng nhanh; năm học 2001 - 2002 lên tới 16 lớp với 583 học sinh. Nhà trường tiếp tục phát triển toàn diện, đội ngũ giáo viên 100% chuẩn hoá, trong đó trên 60% trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao theo chuẩn mới .
- Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được xây mới, năm 2007 xây 8 phòng học theo chuẩn; học sinh được học một ca. Từ năm học 2006 - 2007 nhà trường triển khai và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động " Hai không". Thi đua xây dựng " Trường học thân thiên, học sinh tích cực". Triển khai cuộc vận động "Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học". Công đoàn có phong trào " Giỏi việc trường, đảm việc nhà".
- Trong giai đoạn này, với sự phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò nhà trường, trường THCS Hồng Thái đã được Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ GD & ĐT tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập; cũng như nhiều giấy khen và bằng khen của UBND và Sở GD & ĐT Hà Tây tặng nhà trường. Khóa học 1992 - 1997 xuất hiện nhiều học sinh xuất sắc, điển hình là Phạm Ngọc Trung ( Duyên Trang) và Phan Việt Anh ( Duyên Yết).
- Tháng 8 năm 2007 thầy giáo Phan Văn Soàn về nghỉ hưu, thầy giáo Nguyễn Viên Thiệu làm Hiệu trưởng, kiêm bí thư chi bộ; Chủ tịch công đoàn lần lượt là các cô giáo: Vũ Thị Quý, Vũ Thị Hồng Thuỷ.
- Tháng 8 năm 2008 Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, đây là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức đối với nhà trường. Mọi mặt phải từng bước đáp ứng với yêu cầu giáo dục Thủ đô, cả về công tác quản lý, về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, yêu cầu chất lượng giáo dục và đào tạo vv... Đội ngũ giáo viên từng bước được nâng cao về Nhận thức, năng lực, trìng độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Công nghệ thông tin được đưa vào trong tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường. Học sinh phải rèn luyện và được đánh giá theo chuẩn mới của học sinh Thủ đô, đó là thi đua rèn luyện thành: " Học sinh Thủ đô văn minh - Thanh lịch". Năm học 2008 - 2009 phong trào " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" được triẻn khai sâu rộng thường xuyên trong nhà trường, với khẩu hiệu: " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"
- Xuất phát từ thực hiện chương trình " Kế hoạch hoá gia đình " số lớp và số học sinh của nhà trường giảm đáng kể, từ 12 lớp - 397 học sinh năm học 2007 - 2008 xuống còn 10 lớp - 310 học sinh năm học 2011 - 2012.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên được kiện toàn theo yêu cầu mới của giáo dục, có thời điểm số giáo viên trực tiếp giảng dạy lên tới 31, nhân viên 6. Giáo viên trên chuẩn đạt trên 70%. Hằng năm, nhà trường cử từ 1 đến 3 giáo viên đi tăng cường giảng dạy ở các trường bạn trong Huyện. Bình quân mỗi năm chi bộ kết nạp được 1 đến 2 đảng viên mới. Năm 2011 được công nhận danh hiệu " Cơ quan văn hoá". Chi bộ xuất sắc
- Những năm 2008 đến năm 2012; Với khẩu hiệu " Dạy thực, chất lượng thực - chống bệnh thành tích" nhà trường có sự đột phá về chất lượng giáo dục- Học sinh Phan Thị Hậu đạt đạt huy chương bạc, đồng,vàng cấp Thành phố môn ném bóng trong ba năm học liên tiếp. Học sinh giỏi cấp Huyện có năm đạt 29%. Có học sinh giỏi cấp Thành phố. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào bậc THPT công lập hằng năm đạt trên 85%. Phong trào Đội được Thành Đoàn tặng giấy khen.Giữ vững chuẩn phổ cập THCS và được công nhận đạt chuẩn PCTHPT.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường được xây dựng theo hướng chuẩn của Thành phố; năm 2009 hoàn thành tiếp 8 phòng học cao tầng - bằng ngân sách địa phương và Thành phố, xoá hoàn toàn phòng học cấp 4; từ đó nhà trường có nhiều điều kiện để thực hiện các hoạt động giáo dục lồng ghép, Hoàn thành khu vệ sinh chuẩn, xoá các công trình cũ không đảm bảo vệ sinh. Tháng 11 năm 2011 được Thành phố đầu tư, khởi công xây khu nhà hiệu bộ - các phòng chức năng; nhà thi đấu đa năng, các công trình phụ trợ trị giá trên 15 tỷ đồng. Đến tháng 8 năm 2018 nhà trường được UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên quan tâm đầu tư xây mới toàn bộ hệ thống tường rào, nhà để xe của học sinh, sang sửa lại các phòng học… khuôn viên của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Các phòng bộ môn, phòng chức năng được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy học và đúng theo qui định trường chuẩn quốc gia.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Thái khoá 22 tháng 5 năm 2010 xác định: Năm 2015 trường THCS Hồng Thái đạt trường Chuẩn quốc gia.
- Tháng 10 năm 2012 thầy giáo Nguyễn Viên Thiệu nghỉ hưu. thầy giáo Đồng Văn Thao hiệu phó, phó bí thư chi bộ được giao phụ trách nhà trường trong năm học 2012-2013.
- Tháng 5 năm 2013 cô giáo Nguyễn Thị Xuân - quê Nam Triều, hiệu phó trường THCS Nam Phong được điều về làm Hiệu trường nhà trường, kiêm bí thư chi bộ. Tháng 12 năm 2013 thầy giáo Nguyễn Tuấn Chinh được đề bạt làm phó hiệu trưởng nhà trường; Chủ tịch công đoàn là cô giáo Vũ Thị Hồng Thuỷ; sau đó là cô giáo Trần Thị Thanh Thuỷ.
- Năm học 2013 - 2014 nhà trường có sự đột phá mới về chất lượng học tập và giảng dạy: Có hai em đạt học sinh giỏi Thành phố môn Công dân lớp 9: Nguyễn Thị Ngọc - giải nhì, Đồng Thị Trang - giải ba. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện đạt gần 45% . Có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố là cô giáo Phùng Thúy Hà, môn Lịch sử và cô giáo Lê Thị Nhanh - Tổng phụ trách giỏi. Từ năm 2014 : Số học sinh bắt đầu tăng trở lại, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý được trẻ hoá; Đặc biệt, nhà trường bước vào giai đoạn " Đổi mới toàn diện, căn bản về giáo dục" ; đổi mới phương pháp giảng dạy từ: Truyền thụ kiến thức sang " Phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh " theo Nghị quyết Trung ương.
* Về công tác bổ túc văn hoá
Những năm đầu của thập kỷ 60 Công tác Bình dân học vụ đã hoàn thành xứ mệnh của mình; Công tác Bổ túc văn hoá được triển khai - Mỗi xã có một giáo viên chuyên trách chỉ đạo, giáo viên cấp II được huy động tham gia giảng dạy. Chiến dịch vận động triển khai theo Nghị quyết 115/TW nhằm mục tiêu nâng trình độ văn hoá cho cán bộ, thanh niên và nhân dân hết cấp I và hết cấp II. Mặt bằng dân trí của xã Hồng Thái ngày càng được nâng cao, tạo đièu kiện để nhân dân nắm bắt và vận dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và xây dựng nếp sống văn hoá ở nơi cộng đồng dân cư. Năm 1992 xã Hồng Thái hoàn thành công tác Phổ cập tiểu học làm cơ sở để năm 1997 hoàn thành công tác PCTHCS, năm 2012 hoàn thành PCTHPT với chất lượng vững chắc
IV/ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020
- Tháng 2 năm 2016 cô giáo Trần Thúy Hoàn – quê Thụy Phú, hiệu phó trường THCS Thụy Phú được điều về làm Hiệu trưởng, kiêm bí thư chi bộ nhà trường. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Chinh tiếp tục giữ chức phó hiệu trưởng; Tháng 08 năm 2017 cô giáo Trương Thị Hải Yến là Chủ tịch công đoàn.
- Năm học 2015 - 2016 nhà trường có sự đột phá mới về chất lượng học tập và giảng dạy: Có hai em đạt học sinh giỏi Thành phố môn Công dân lớp 9: Nguyễn Thị Ngọc - giải nhì, Đồng Thị Trang - giải ba. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện đạt gần 45% . Có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố là cô giáo Phùng Thúy Hà, môn Lịch sử và cô giáo Lê Thị Nhanh - Tổng phụ trách giỏi. Từ năm 2014 : Số học sinh bắt đầu tăng trở lại, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý được trẻ hoá; Đặc biệt, nhà trường bước vào giai đoạn " Đổi mới toàn diện, căn bản về giáo dục" ; đổi mới phương pháp giảng dạy từ: Truyền thụ kiến thức sang " Phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh " theo Nghị quyết Trung ương.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường được xây dựng theo hướng chuẩn của Thành phố; năm 2009 hoàn thành tiếp 8 phòng học cao tầng - bằng ngân sách địa phương và Thành phố, xoá hoàn toàn phòng học cấp 4; từ đó nhà trường có nhiều điều kiện để thực hiện các hoạt động giáo dục lồng ghép, Hoàn thành khu vệ sinh chuẩn, xoá các công trình cũ không đảm bảo vệ sinh. Tháng 11 năm 2011 được Thành phố đầu tư, khởi công xây khu nhà hiệu bộ - các phòng chức năng; nhà thi đấu đa năng, các công trình phụ trợ trị giá trên 15 tỷ đồng. Đến tháng 8 năm 2018 nhà trường được UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Phú Xuyên quan tâm đầu tư xây mới toàn bộ hệ thống tường rào, nhà để xe của học sinh, sang sửa lại các phòng học… khuôn viên của nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp. Các phòng bộ môn, phòng chức năng được đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy học và đúng theo qui định trường chuẩn quốc gia.
* Về công tác bổ túc văn hoá
Những năm đầu của thập kỷ 60 Công tác Bình dân học vụ đã hoàn thành xứ mệnh của mình; Công tác Bổ túc văn hoá được triển khai - Mỗi xã có một giáo viên chuyên trách chỉ đạo, giáo viên cấp II được huy động tham gia giảng dạy. Chiến dịch vận động triển khai theo Nghị quyết 115/TW nhằm mục tiêu nâng trình độ văn hoá cho cán bộ, thanh niên và nhân dân hết cấp I và hết cấp II. Mặt bằng dân trí của xã Hồng Thái ngày càng được nâng cao, tạo đièu kiện để nhân dân nắm bắt và vận dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và xây dựng nếp sống văn hoá ở nơi cộng đồng dân cư. Năm 1992 xã Hồng Thái hoàn thành công tác Phổ cập tiểu học làm cơ sở để năm 1997 hoàn thành công tác PCTHCS, năm 2012 hoàn thành PCTHPT với chất lượng vững chắc
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển; Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã Hồng Thái, sự chung sức cña nhân dân; với sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Phòng GD-ĐT Phú Xuyên. Hơn 50 năm, đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển đi lên của trường THCS Hồng Thái. Lịch sử phát triển của trường THCS Hồng Thái có sự đóng góp của các thế hệ lãng đạo BGH, của các thầy, các cô, của bao thế hệ học sinh, của nhân dân, của các đồng chí lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ . Cùng với các trường trong xã, trường THCS Hồng Thái đã góp phần vào việc đào tạo nhân lực và nâng cao trí lực để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của xã Hồng Thái, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hồng Thái, tháng 12 năm 2015
Sưu tầm, biên soạn và chỉnh lý
Phan Văn Soàn và Nguyễn Viên Thiệu